- Với bệnh nhân suy gan: Telmisartan không dùng cho bệnh nhân bị tắc mật, rối loạn tắc nghẽn đường mật hoặc suy gan nặng vì telmisartan thải trừ chủ yếu qua mật. Sự thanh thải telmisartan sẽ giảm. Chỉ sử dụng thận trọng telmisartan ở những bệnh nhân bị suy gan nhẹ đến trung bình.
- Tăng huyết áp do bệnh mạch máu thận: Có nguy cơ hạ huyết áp mạnh và suy thận khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên được điều trị với những thuốc có ảnh hưởng trên hệ thống rennin-angiotensin-aldosterone.
- Suy thận và ghép thận: Cần theo dõi định kỳ nồng độ kali và creatinin máu khi telmisartan được dùng ở bệnh nhân bị suy thận. Không có kinh nghiệm sử dụng telmisartan ở bệnh nhân mới ghép thận.
- Suy kiệt thể tích nội mạch: Hạ huyết áp triệu chứng có thể xảy ra, đặc biệt sau liều dùng đầu tiên ở những bệnh nhân bị giảm thể tích nội mạch và/hoặc giảm natri do điều trị bằng thuốc lợi tiểu mạnh, chế độ ăn hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn. Cần điều trị bệnh nhân có tình trạng trên trước khi sử dụng telmisartan.
- Phong tỏa kép của hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS): Đã có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, ức chế thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali máu và giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Do đó không nên phong tỏa kép hệ renin-angiotensin-aldosterone thông qua việc sử dụng kết hợp những thuốc trên. Nếu liệu pháp phong tỏa kép được xem là cần thiết, chỉ sử dụng dưới sự kiểm tra chặt chẽ về chức năng thận, điện giải và huyết áp. Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và ức chế thụ thể angiotensin không nên dùng đồng thời ở những người bị bệnh thận do đái tháo đường.
- Những bệnh lý khác làm kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone: Ở những bệnh nhân có chức năng thận và trương lực mạch ưu tiên phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (ví dụ: bệnh nhân bị suy tim sung huyết, bao gồm hẹp động mạch thận), điều trị phối hợp với các thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosterone sẽ gây hạ huyết áp cấp, tăng nitơ máu, thiểu niệu hoặc suy thận cấp.
- Tăng aldosterone nguyên phát: Những bệnh nhân tăng aldosterone nguyên phát sẽ không đáp ứng các thuốc hạ huyết áp tác động thông qua sự ức chế hệ thống renin-angiotensin. Do vậy không nên sử dụng telmisartan ở những bệnh nhân này.
- Hẹp van hai lá và van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn: Như các thuốc giãn mạch khác, cần đặc biệt chú ý những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá hay có cơ tim phì đại tắc nghẽn.
- Bệnh nhân đái tháo đường đã được điều trị bằng insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường: Khi dùng telmisartan ở những bệnh nhân này có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy cần theo dõi nồng độ glucose máu, điều chỉnh liều insulin và thuốc điều trị đái tháo đường khi cần thiết.
- Tăng kali máu: Khi điều trị cùng với các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosterone có thể gây tăng kali máu.
Ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân đái tháo đường hoặc những bệnh nhân đang được điều trị với nhiều sản phẩm đồng thời có thể gây tăng kali huyết và/hoặc những bệnh nhân bị tái phát nhiều lần, tăng kali huyết có thể gây tử vong.
Trước khi quyết định dùng đồng thời những thuốc tác động trên hệ renin-angiotensin-aldostenron cần đánh giá tỉ số lợi ích trên nguy cơ.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng kali máu có thể được xem xét như sau:
+ Đái tháo đường, suy thận tuổi trên 70.
+ Kết hợp với những thuốc tác động lên hệ thống renin-angiotensin-aldosteron và/hoặc bổ sung kali. Những thuốc hoặc những nhóm thuốc làm mạnh thêm việc tăng kali máu là nguồn bổ sung muối có chứa kali, thuốc lợi tiểu giảm thải trừ kali, chất ức chế ACE, chất đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc nhóm NSAID (bao gồm chất ức chế chọn lọc COX2), heparin, ức chế miễn dich (cyclosporin hoặc tacrolimus), và trimethoprim.
+ Những tình trạng gian phát, đặc biệt mất nước, bệnh tim mạch mất bù cấp tính, nhiễm toan chuyển hóa, làm tệ hơn chức năng thận, làm tệ hơn các biến chứng ở thận (như bệnh nhiễm trùng), phân giải tế bào (như thiếu máu chi cấp tính, tiêu cơ vân, chấn thương kéo dài).
Cần kiểm soát chặt chẽ mức kali trong huyết tương ở những bệnh nhân có nguy cơ.
- Sự khác biệt về chủng tộc: Như đã ghi nhận đối với thuốc ức chế enzym chuyển, telmisartan và những thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có ít hiệu quả giảm huyết áp ở những người da đen so với những chủng người khác, có thể do trong cơ thể người cao huyết áp da đen có lượng renin thấp hơn.
- Mannitol
Telblock có chứa mannitol. Bệnh nhân có vấn đề di truyền về dung nạp fructose không nên dùng Telblock.
Như mọi thuốc hạ huyết áp khác, sự giảm huyết áp quá mức ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch do tắc nghẽn động mạch hoặc thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Phụ nữ có thai:
Những chất đối kháng thụ thể angiotensin II không nên dùng trong thời kỳ đầu thai kỳ. Trừ khi cân nhắc việc tiếp tục điều trị với những thuốc này là cần thiết, bệnh nhân lên kế hoạch mang thai nên thay đổi điều trị tăng huyết áp khác đã được thiết lập về tính an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Khi được chuẩn đoán là mang thai, việc điều trị với những chất đối kháng với thụ thể angiotensin II phải ngừng ngay lập tức, và nếu thích hợp, thay thế bằng liệu pháp điều trị khác.
Phụ nữ cho con bú:
Không có thông tin liên quan đến việc sử dụng Telmisartan trong thời gian cho con bú, vì vậy không dùng telmisartan cho phụ nữ đang cho con bú.
Khả năng sinh sản:
Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, không thấy có tác động nào của Telblock lên khả năng sinh sản của đàn ông và phụ nữ.