Chỉ định, cách dùng và liều dùng
CHỈ ĐỊNH
Đa u tủy:
Điều trị duy trì ở người lớn vừa được chẩn đoán đa u tủy đã ghép tế bào gốc tự thân.
Hội chứng loạn rối sinh tủy, U lympho tế bào vỏ, U lympho thể nang
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng:
Vừa được chẩn đoán đa u tủy (NDMM):
Lenalidomide kết hợp với dexamethasone ở những bệnh nhân không thể cấy ghép:
Đa u tủy đã được điều trị ít nhất một lần trước đó:
Không bắt đầu điều trị với lenalidomide nếu ANC < 1,0 x 109/L và/hoặc số lượng tiểu cầu < 75x 109/L
Nên ngừng sử dụng lenalidomide khi bệnh nhân không có ít nhất một đáp ứng hồng cầu nhẹ nào trong vòng 4 tháng bắt đầu điều trị.
U lympho tế bào vỏ (MCL):
Liều khởi đầu của lenalidomide là 25 mg/lần/ngày vào ngày 1 đến 21 của chu kỳ 28 ngày lặp lại.
U lympho thể nang (FL):
Không bắt đầu điều trị với lenalidomide nếu ANC < 1 x 109/L và/hoặc số lượng tiểu cầu < 50 x 109/L trừ khi dẫn đến u lympho xâm nhập vào tủy xương.
U lympho tế bào vỏ (MCL) hoặc u lympho thể nang (FL):
Hội chứng tiêu khối u (TLS):
Khi TLS được giải quyết về độ 0, sử dụng lại lenalidomide với mức liều thấp hơn tiếp theo theo chỉ định của bác sĩ.
Phản ứng bùng phát khối u:
Bệnh nhân có thể được điều trị để kiểm soát các triệu chứng theo hướng dẫn điều trị TFR độ 1 và 2.
Tất cả các chỉ định:
Đối với các độc tính độ 3 hoặc 4 khác được đánh giá có liên quan đến lenalidomide, nên ngừng điều trị và chỉ sử dụng lại với mức liều thấp hơn tiếp theo khi đã giải quyết các độc tính về bằng hoặc dưới mức độ 2 phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Đối tượng đặc biệt:
Trẻ em:
Không nên sử dụng lenalidomide ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì tính an toàn.
Người cao tuổi:
Nên thận trọng khi chọn liều và theo dõi chức năng thận.
Bệnh nhân suy thận:
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và đa u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy, u lympho tế bào vỏ và u lympho thể nang.
Bệnh nhân suy gan:
Lenalidomide chưa được nghiên cứu chính thức ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan và không có khuyến cáo về liều dùng cụ thể.
Cách dùng:
Thuốc được dùng đường uống và uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nên uống nguyên viên cùng với nước, kèm hoặc không kèm thức ăn.
Phản ứng phụ
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10):
Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phế quản, cúm, viêm dạ dày ruột, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm mũi.
Máu và hệ thống Lympho: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm kali máu.
Hệ thần kinh: Dị cảm.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Ho.
Tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn.
Gan mật: Các xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Da và mô dưới da: Phát ban, da khô.
Cơ xương khớp và mô liên kết: Co thắt cơ.
Toàn thân và tại chỗ: Mệt mỏi, suy nhược, sốt.
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10):
Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khối u lành tính, ác tính và không xác định: Hội chứng rối loạn sinh tủy.
Hệ thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Mạch máu: Thuyên tắc phổi.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Khó thở, sổ mũi.
Tiêu hóa: Nôn, đau bụng trên
Cơ xương khớp và mô liên kết: Đau cơ, đau cơ xương.
Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100):
Khối u lành tính, ác tính và không xác định : Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư da tế bào vảy.
Máu và hệ thống Lympho: Tan máu, thiếu máu tan máu tự miễn, thiếu máu tan máu.
Miễn dịch: Quá mẫn.
Tâm thần: Giảm ham muốn tình dục.
Tim: Loạn nhịp ngoại tâm thu thất, rối loạn nhịp tim, kéo dài quãng QT, cuồng nhĩ.
Tiêu hóa: Viêm kết tràng, viêm manh tràng.
Gan mật: Suy gan.
Da và mô dưới da: Phát ban, da đổi màu, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
Thận và tiết niệu: Hội chứng Fanconi mắc phải.